Bệnh Coryza Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Đề Phòng Hiệu Quả

Gà bị mắc bệnh coryza thường sẽ có các triệu chứng như: Sổ mũi, chảy nước mắt, đầu bị sưng phù. Căn bệnh này xuất hiện khắp trên các con gà trên thế giới, điều này gây ra những vấn đề thiệt hại nặng nề, đặc biệt là những trang trại chăn nuôi có quy mô lớn. Trong bài viết này, đá gà alo789 sẽ cung cấp cho bà con những kiến thức hữu ích về căn bệnh sổ mũi này và giải quyết tình trạng nan giải hiện nay.

Khái niệm về căn bệnh coryza trên gà

Bệnh coryza ở gà là một căn bệnh cấp tính bị gây ra bởi vi khuẩn Haemophilus paragallinarum và thường được gọi là sổ mũi hoặc viêm xoang truyền nhiễm. Tốc độ lây lan của nó xảy ra rất nhanh trong khoảng 1 đến 2 ngày đối với 1 đàn gà. Căn bệnh này sẽ xuất hiện trên các loại gia cầm trong mọi lứa tuổi, tuy nhiên, trường hợp trên 2 tháng hoặc tuổi càng cao thì khả năng lây nhiễm càng lớn.

Ở những trang trại chăn nuôi có quy mô lớn trên thế giới vẫn có sự tồn tại của bệnh coryza, chúng lây truyền một cách chóng mặt. Tuy không gây mất mạng nhưng căn bệnh này khiến cho gà có triệu chứng giảm ăn, vì vậy số lượng bị chết thường chỉ khoảng dưới 5%. Ngoài ra, tỷ lệ phần trăm bị chết do bệnh sẽ tăng lên nếu không điều trị đúng cách hoặc mang mầm bệnh trong một thời gian dài.

Giới thiệu về bệnh sưng phù đầu ở gà
Giới thiệu về bệnh sưng phù đầu ở gà

Nguyên nhân gây ra bệnh coryza

Bệnh sưng phù đầu do vi khuẩn hiếu khí Haemophilus paragallinarum gây ra và trở thành căn bệnh về hô hấp phổ biến và xảy ra quanh năm. Loại vi khuẩn này có thể sống trong không gian tự nhiên khoảng từ 2 đến 3 ngày. Chúng phần lớn được phát hiện nhiều tại các chuồng nuôi tập thể hoặc các trang trại nuôi lấy trứng.

Quá trình truyền nhiễm bệnh coryza xảy ra rất nhanh và gây ra những biểu hiện gà giảm ăn. Tỷ lệ bệnh diễn ra càng nhiều đối với gà lớn tuổi, từ 4 đến 8 tuần tuổi chiếm 90% và khả năng 100% đối với gà đã 14 tuần tuổi. Quá trình truyền nhiễm sẽ xuất phát từ gà bị bệnh và lây lan qua gà khỏe mạnh thông qua hô hấp và nguồn thức ăn, nước uống.

Triệu chứng thường gặp của bệnh phù đầu gà

Thời gian ủ bệnh thương rất ngắn, kéo dài từ 1 đến 2 ngày, sau đó các triệu chứng sẽ lần lượt xuất hiện và xảy trong khoảng hơn một tuần. Các biểu hiện thường gặp khi mắc bệnh coryza bao gồm hen, thở khò khè, sổ mũi, chảy nước mắt, sưng mặt,… và xảy ra trong khoảng 14 đến 22 ngày.

Cụ thể, sau khoảng thời gian ủ bệnh sẽ xuất hiện các điểm đặc trưng sau đây:

  • Mặt gà bị sưng phù, chảy nước mũi và mắt.
  • Trường hợp mũi sẽ tiết ra các dịch viêm rồi tạo thành mủ màu trắng, dần dần hai bên mũi bị cứng và sưng to hơn.
  • Mắt sẽ xảy ra tình trạng chảy nước hoặc mủ, khiến cho mí mắt của chúng dính lại với nhau và không thể nhìn thấy xung quanh.
  • Năng suất sinh sản cũng sẽ giảm đáng kể từ 10% – 35%, bên cạnh đó còn gây giảm ăn, căng thẳng, xù lông.
Một số triệu chứng thường gặp khi gà mắc bệnh coryza 
Một số triệu chứng thường gặp khi gà mắc bệnh coryza

Một số cách phòng tránh và trị bệnh coryza

Bệnh phù đầu gà có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với những người chăn nuôi gia cầm. Vì vậy, hãy quan sát vật nuôi để phát hiện và phòng tránh nhanh chóng cũng như điều trị kịp thời.

Chăn nuôi trong môi trường an toàn vệ sinh

Trong quá trình đề phòng sự lây lan của căn bệnh coryza người chăn nuôi cần phải thực hiện các biện pháp an toàn sinh học đối với mọi căn bệnh có khả năng lây nhiễm. Bên cạnh đó, mọi người cần phải chú tâm tới việc bỏ trống chuồng sau mỗi lứa và thực hiện biện pháp nuôi trồng “cùng vào cùng ra”. 

Một tròn những biện pháp an toàn nhất để phòng tránh bệnh đó là để trống chuồng gà sau mỗi lứa nuôi, bởi vi khuẩn này sinh sống được trong không khí từ 2 đến 3 ngày. Vì vậy, phương pháp này đang được sử dụng rộng rãi và thành công điều khiển được căn bệnh coryza trên khắp các khu vực chăn nuôi lớn. Bên cạnh đó biện pháp phun thuốc khử trùng theo kỳ cũng rất được mọi người ưa chuộng và áp dụng.

Đảm bảo an toàn vệ sinh trong chăn nuôi
Đảm bảo an toàn vệ sinh trong chăn nuôi

Phòng tránh bệnh bằng vacxin

Một trong những biện pháp mang lại kết quả tốt được người chăn nuôi sử dụng phổ biến đó là tiêm vacxin. Để có thể phòng tránh bệnh hiệu quả nhất thì gà phải được tiêm chủng trước khoảng 20 ngày, trước khi vi khuẩn xâm nhập. Theo lời khuyên của người đi trước, nên thực hiện tiêm vacxin phòng bệnh coryza lần đầu vào lúc 6 tuần tuổi.

Các chủng phổ biến thường được dùng làm vacxin là chủng A, B và C. Ở Việt nam, chủng B được chủng A và C bảo hộ chéo nên chủng B nếu đưa ra sử dụng thường không đạt hiệu quả tốt. Việc đưa chủng B vào vacxin làm giá của chúng tăng lên nhưng lại không mang đến lợi ích gì cả. Vì vậy, vacxin chủng A và C sử dụng rất phổ biến và được các công ty sản xuất lớn ưa chuộng.

Hiện nay, trong số các nước trên thế giới chỉ có Nam Phi là là không xác nhận khả năng bảo hộ của vacxin chủng A và C. Chúng không đạt được sự ghi nhận bởi đang có sự nghi ngờ về sự xuất hiện chủng vi khuẩn mới của bệnh coryza. Sau khi nghiên cứu thành phần vacxin thì Nam Phi cho rằng chủng A và C không thể bảo vệ được chủng B. 

Gần đây có một vài kết quả nghiên cứu thể hiện việc dùng vacxin chủng quốc tế không đạt được kết quả tốt so với loại chủng đang phân lập ở địa phương. Tuy nhiên, những nội dung này hiện nay vẫn có rất nhiều tranh cãi và không thể xác nhận rõ ràng.

Thực hiện xử lý khi đàn gà bị nhiễm bệnh coryza

Ngày nay, việc sử dụng Amoxicillin để điều trị căn bệnh sưng phù đầu gà ở Việt Nam đang được điều trị rất hiệu quả. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều loại kháng sinh đang được khuyến khích dùng phổ biến như Streptomycin, Dihydrostreptomycin, sulphonamide, Tylosin, Erythromycin, Fluoroquinolones.

Ngoài ra, khi thực hiện dùng thử Gentamycin, đàn gà lại xuất hiện triệu chứng mệt mỏi hơn nên cần lưu ý bổ sung sức đề kháng cả trước và sau khi dùng. Tuy nhiên, để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người chăn nuôi cần phải chú ý quan sát và chăm sóc đàn gà để phát hiện bệnh kịp thời.

 Những điều cần làm khi gà bị nhiễm bệnh
Những điều cần làm khi gà bị nhiễm bệnh

Kết luận

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về bệnh coryza ở gà và cách phòng tránh hiệu quả trước khi nhiễm bệnh. Hy vọng bà con có thể bổ sung thêm kiến thức và nâng cao trình độ chăn nuôi gà của mình.

Xem thêm :

Cách Nuôi Gà Đá Có Lực Bất Bại Chinh Phục Mọi Đối Thủ

Bệnh Đậu Gà Cách Chữa Trị, Phòng Ngừa Hiệu Quả 2024

Bệnh cúm gà – Chia sẻ cách điều trị bệnh cúm cho gà hiệu quả

Bệnh Bạch Lỵ – Vài Điều Cần Nắm Rõ Để Phòng Tránh Cho Gà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *